CHỈ SỐ PMI LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ CÁCH TÍNH CHỈ SỐ PMI
Chỉ số PMI là một trong những chỉ số rất quan trọng, đo lường hoạt động kinh tế của ngành sản xuất.To get more news about
chỉ số PMI là gì, you can visit wikifx.com official website.
1. Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) hay còn gọi là Chỉ số Purchasing Managers Index là chỉ số đo lường “sức khỏe” kinh tế của ngành sản xuất, được Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) công bố mỗi tháng.
PMI giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích và quản lý mua hàng nắm được các thông tin về điều kiện kinh doanh hiện tại của của các công ty hay tập đoàn nhờ vào 5 chỉ số chính bao gồm: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.
Để có được dữ liệu này, hàng tháng sẽ có những cuộc khảo sát gửi đến 370 người là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau đại diện cho chín khu vực từ danh mục phân loại của hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC), Đối với mỗi thông số chỉ thị, bản báo cáo cho biết tỷ lệ người trả lời cho mỗi câu hỏi khảo sát, mức chênh lệch thực giữa số lượng câu trả lời cao hơn/tốt hơn và các câu trả lời thấp hơn/xấu hơn, và chỉ số “khuynh hướng”. Chỉ số này là tổng của các câu trả lời để tạo thành báo cáo PMI.
2. Vai trò của PMI trong việc xác định tình hình kinh tế quốc gia
Chỉ số PMI cho thấy tình hình tổng quát các ngành dịch vụ nên đây được xem là thước đo quan trọng cho mức độ phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất.
Căn cứ vào pMI các bạn có thể thấy được mức độ mua bán trong lĩnh vực sản xuất của mỗi tháng, cũng như có cái nhìn khách quan về tốc độ trăng trường hay suy yếu về dịch vụ sản xuất của một công ty hay 1 quốc gia.
Nếu kết quả chỉ số PMI trên 50, tức là hoạt động sản xuất được mở rộng so với tháng trước. Nếu chỉ số PMI ở mức 50, hoạt động sản xuất không có gì thay đổi. Còn khi chỉ số dưới mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang có xu hướng thu hẹp lại. Ngoài ra, dựa vào PMI, Trader có thể đánh giá tiềm năng của các chỉ số quan trọng khác như: chỉ số giá tiêu dùng CPI; chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP…
3. Vai trò của PMI với quyết định của các quản lý thu mua
Các nhà quản lý khi muốn thu mua sản phẩm trong công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn họ sẽ dựa vào chỉ số PMI để đánh giá được lượng hàng, sản phẩm cùng nhiều thứ khác. Ví dụ, khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà sản xuất đồ nội thất bằng gỗ sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm được đặt hàng.
Hay khi kiểm tra hàng tồn kho, quản lý thu mua sẽ biết nên sản xuất thêm bao nhiêu sản phẩm cho đơn hàng. Nhờ đó, họ có thể cân đối được sản phẩm cần thêm là bao nhiêu để vừa hoàn thành đơn hàng, vừa có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho việc kinh doanh cho các tháng tiếp theo hoặc cho những đơn đặt hàng khác
Tương tự, với các đơn vị cung ứng, họ sẽ dựa vào chỉ báo PMI để ước lượng lượng nhu cầu sản phẩm, để từ đó có chiến lược điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường. Ví dụ, khi số lượng đơn đặt hàng tăng, những đơn vị này có thể tăng giá sản phẩm cũng như chấp nhận sự tăng giá của những đơn vị cung ứng tư liệu sản xuất cho mình. Còn khi số lượng đơn đặt hàng giảm, họ có thể điều chỉnh giá giảm xuống đồng thời yêu cầu giảm giá đối với các bên cung ứng tư liệu sản xuất của mình.
PMI là 1 trong các chỉ số cực kỳ quan trọng mà trader nào cũng theo dõi. Đặc biệt, nếu nắm bắt được chỉ số này, những trader sẽ có thêm hướng phân tích để đưa ra kế hoạch giao dịch hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và nắm lấy những cơ hội giao dịch mà không phải ai cũng làm được.